Khi nào cho bé ăn dặm? Thời điểm nào cho bé ăn dặm thì tốt nhất? Thời gian cho bé ăn dặm như thế nào cho hợp lí, đúng cách?Đó là những câu hỏi được rất nhiều bà mẹ quan tâm lúc này. Bài viết hôm nay của Bearvietnam.com.vn sẽ giúp các mẹ trả lời tất cả những câu hỏi trên nhé!
Khi nào cho bé ăn dặm? Tầm quan trọng của việc ăn dặm đối với sự phát triển của bé
Khi nào cho bé ăn dặm? Thời điểm cho bé ăn dặm tốt nhất
Thực tế thì có rất nhiều bà mẹ hiện nay cũng chưa nắm được thời điểm khi nào thì nên bắt đầu cho bé ăn dặm. Vậy, hôm nay thì Bearvietnam.com.vn sẽ giúp các mẹ trả lời câu hỏi này ngay dưới đây nhé!
Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo các mẹ nên bắt đầu cho bé ăn dặm khi bé tròn 6 tháng tuổi là tốt nhất. Vì lúc này hệ tiêu hóa của bé đã phát triển tương đối hoàn chỉnh để có thể hấp thu những thực phẩm đặc và phức tạp hơn sữa mẹ.
Khi nào cho bé ăn dặm? Thời điểm cho bé ăn dặm tốt nhất?
Ở giai đoạn bé được 6 tháng tuổi, các mẹ hãy quan sát nếu bé có những dấu hiệu bên dưới thì chứng tỏ bé đã sẵn sàng bước vào hành trình ăn dặm rồi nhé:
- Bé có thể ngồi vững vàng, cổ cứng cáp và giữ đầu thăng bằng
- Bé thích đưa đồ chơi hoặc những vật có thể cầm nắm được vào miệng và
- Bé háo hức ngả người về phía trước khi thấy người lớn ăn.
- Bé thể hiện sự thích thú và chóp chép nhai khi được mẹ đút một ít thức ăn xay nhuyễn và loãng.
Tầm quan trọng của việc ăn dặm đối với sự phát triển của bé
Trong 6 tháng đầu đời, trẻ sơ sinh sử dụng nguồn sắt được lưu trữ trong cơ thể từ khi còn trong bụng mẹ. Ngoài ra trẻ cũng nhận được một lượng sắt từ sữa mẹ hoặc sữa bột. Nhưng nguồn dự trữ sắt của trẻ sẽ giảm dần khi trẻ lớn lên. Đến khoảng 6 tháng, lượng sắt từ sữa mẹ hoặc sữa bột không đủ cung cấp nhu cầu cần thiết cho trẻ.
>>> Có thể bạn quan tâm:
Cách nấu cháo thịt bò cho bé từ 7 tháng tuổi
Review nồi nấu cháo chậm bear mới nhất
Tầm quan trọng của việc ăn dặm với quá trình phát triển của bé
Khi trẻ lớn hơn, chúng bắt đầu cần đến thức ăn đặc hơn để cung cấp đủ sắt và các chất dinh dưỡng cần thiết khác cho sự tăng trưởng và phát triển.
Việc bắt đầu ăn dặm cũng rất quan trọng để giúp bé học cách ăn, trải nghiệm vị giác với các loại thực phẩm. Ngoài ra còn giúp trẻ phát triển răng và xương hàm, xây dựng các kỹ năng khác phát triển ngôn ngữ.
Thời gian cho bé ăn dặm khoa học, tốt nhất cho sự phát triển của bé
Thời gian cho bé ăn dặm tùy thuộc vào bé của bạn đang ở giai đoạn nào, 6 tháng tuổi, 7 tháng tuổi, 9 tháng tuổi, hay 12 tháng tuổi,… Dưới đây thì chúng tôi sẽ gửi đến thời gian cho bé ăn dặm với các giai đoạn cho các mẹ cùng theo dõi. Tuy nhiên, trước khi đến với bảng thời gian cụ thể cho các bé ở các tuổi khác nhau thì các mẹ cần nắm được thời gian tiêu hóa đối với các loại thức ăn đã nhé!
>>> Bạn phải xem ngay: kinh nghiệm ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi cực bổ ích!
Thời gian cho bé ăn dặm khoa học nhất
Thời gian tiêu hóa các loại thức ăn cho bé ăn dặm
Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh thì hệ tiêu hóa đang vô cùng non nớt. Chính vì thế mà các bậc phụ huynh, cụ thể là các mẹ cần nắm được thời gian tiêu hóa các loại thực ăn của bé để có thể căn chỉnh, cho bé ăn dặm đúng khoa học. Đảm bảo bé không bị đói hay không bị quá no khi các chất dinh dưỡng chưa kịp tiêu hóa.
Loại thức ăn | Thời gian tiêu hoá hết |
– Sữa mẹ | 1 – 2 giờ |
– Sữa công thức | 2 – 3 giờ |
– Đồ ăn nhẹ | 3 – 4 giờ |
– Đồ ăn thông thường | 4 – 5 giờ |
– Đồ ăn có dầu mỡ | 5 – 6 giờ |
Thời gian ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi
Trẻ 6 tháng tuổi có thể ăn dặm bằng bột hoặc cháo loãng 1 lần/ ngày. Sau đó tăng dần lượng thức ăn và tần suất lên 2 – 3 lần/ ngày.
Tuần tuổi đầu tiên của tháng thứ 6, mẹ có cho bé ăn dặm theo bảng thời gian dưới đây:
- Buổi sáng khi bé ngủ dậy: Bú sữa mẹ hoặc sữa công thức.
- Giữa buổi sáng: Bú mẹ hoặc uống sữa công thức.
- Buổi trưa: Cho bé ăn một trong 3 món: bột, cháo loãng, rau củ nghiền.
- Giữa buổi chiều: Bú mẹ hoặc uống sữa công thức.
- Buổi tối: Bú mẹ hoặc uống sữa công thức.
- Trước khi đi ngủ: Bú mẹ hoặc uống sữa công thức.
Sang tuần thứ 2 – 3, lịch ăn dặm của bé không có nhiều sự khác biệt. Mẹ có thể bổ sung thêm một bữa ăn vào giữa buổi chiều cho bé. Lưu ý, giai đoạn này, bé vẫn cần khoảng 900ml sữa một ngày.
Thời gian ăn dặm cho bé 7-8 tháng tuổi
Bắt đầu từ tháng thứ 7, mẹ có thể bổ sung đầy đủ 4 nhóm thực phẩm thiết yếu vào khẩu phần ăn của trẻ gồm: tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất.
Bảng thời gian cho bé 7 tháng tuổi ăn dặm trong ngày mẹ có thể phân chia như sau:
- Buổi sáng sau khi ngủ dậy: Bú mẹ hoặc uống sữa công thức
- Giữa buổi sáng: Ăn dặm với cháo loãng hoặc trái cây rau củ nghiền…
- Buổi trưa: Ăn nhẹ trái cây, sữa chua…
- Giữa buổi chiều: Bú mẹ hoặc uống sữa công thức
- Buổi tối: Ăn dặm cháo hoặc súp
- Trước khi đi ngủ: Bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức.
Thời gian ăn dặm cho bé 9 – 10 tháng tuổi
Thời kỳ này, nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho bé đến từ các bữa ăn. Vì thế, bé cần được ăn đủ 3 bữa chính, 3 bữa phụ, bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức.
Thực đơn hàng ngày cần đảm bảo đầy đủ các nhóm dinh dưỡng gồm: chất béo, chất đạm, chất xơ và vitamin. Lúc này, bé cũng đã có thể nhai và ăn được cơm nhuyễn hoặc bột đặc.
- Buổi sáng khi bé thức dậy: Cho bé bú mẹ hoặc uống sữa công thức
- Giữa buổi sáng: Cho bé ăn cháo hoặc bột
- Buổi trưa: Cơm nhuyễn kèm thức ăn và rau củ mềm…
- Giữa buổi chiều: Cho bé ăn trái cây, sữa chua hoặc đồ ăn nhẹ
- Buổi tối: Ăn cơm nhuyễn với thức ăn hoặc cháo đặc
- Trước khi đi ngủ: Bú mẹ hoặc uống sữa công thức.
1 số lưu ý giành cho các mẹ khi cho bé ăn dặm
Như đã nói thì thời điểm cho bé ăn dặm rất quan trọng với sự phát triển của bé. Chính vì thế, các mẹ cần lưu ý 1 số điểm như sau:
>>> Không thể bỏ lỡ: Mua nồi nấu cháo chậm Bear – được tặng khay ăn dặm cho bé
Nồi nấu cháo chậm bear 0.8l
Nồi nấu cháo Bear 1.6l
1 số lưu ý khi cho bé ăn dặm
– Tuyệt đối không cho bé ăn dặm sớm. Hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển hết có thể gây mệt, tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường ruột nếu ăn các thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Ngoài ra, một số loại thức ăn có thể làm hạn chế tiếp thu các chất có trong sữa mẹ khiến bé chậm lớn.
– Nguyên tắc khi cho bé ăn dặm là từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều, từ ít thực phẩm dần dần kết hợp nhiều hơn với trọng lượng vừa đủ. Các bữa phải được đan xen để bé được cung cấp đủ chất, tránh dư thừa hay thiếu chất trong cơ thể bé. Các thực phẩm phải đảm bảo chất lượng an toàn, vệ sinh.
– Các dụng cụ nấu và cho bé ăn phải được vệ sinh riêng và kỹ lưỡng bằng nước rửa chuyên dùng cho bé.
– Các loại sữa và bột phải là hàng có tên tuổi, chất lượng từ các nhà cung cấp uy tín.
Như vậy bài viết hôm nay thì chúng tôi đã giúp các mẹ giải đáp các câu hỏi xoay quanh vấn đến thời điểm khi nào cho bé ăn dặm? Thời gian cho bé ăn dặm trong ngày, chi tiết đối với từng tháng tuổi từ 6-10 tháng tuổi. Bên cạnh đó là 1 số lưu ý giành cho các mẹ khi cho bé ăn dặm nữa. Hi vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho các mẹ trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng bé con của mình trong những tháng đầu đời nhé!